Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Điểu chỉnh vốn của một số dự án giao thông

Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ và bổ sung danh mục, mức vốn các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Cụ thể, tiếp tục điều chỉnh giảm 1.349 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Đồng thời, bổ sung 1.349 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư (chưa phân bổ) giai đoạn 2014 - 2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương rà soát quy mô, thiết kế bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả đầu tư và hoàn thiện các thủ tục đầu tư của các dự án trong danh mục theo quy định hiện hành; đề xuất kịp thời các giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thông báo kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư (chưa phân bổ) giai đoạn 2014 - 2016 nêu trên cho các đơn vị triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; thời gian thực hiện và giải ngân đến hết 31/12/2017; tổ chức triển khai, theo dõi tình hình thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 đã được giao cho các dự án và báo cáo kết quả giao kế hoạch vốn tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 cho các dự án, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 30/9/2017.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định điều chỉnh giảm vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014 - 2016 của các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; giao vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 theo danh mục.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016 theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính giám sát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ tiếp tục còn dư giai đoạn 2014 - 2016.

Đọc tiếp »

Học sinh, sinh viên được vay tối đa 1,5 triệu đồng/tháng

Từ ngày 15/6/2017, mức cho vay tối đa đối với mỗi học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 1,25 triệu đồng/tháng/người lên 1,5 triệu đồng/tháng.

Theo Quyết định 751 vừa được Thủ tướng ký ban hành, mức cho vay tối đa là 1,5 triệu đồng/tháng. Như vậy, so với mức cũ đã áp dụng từ 9/1/2016 thì mức cho vay tối đa đối với học sinh, sinh viên tăng thêm 250.000 đồng/tháng.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư cân đối, bố trí cấp đủ nguồn vốn cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách Xã hội theo quy định.

Ngân hàng Chính sách Xã hội có trách nhiệm thực hiện cho vay, giám sát, thu hồi nợ vay theo quy định của pháp luật hiện hành.

Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2017, áp dụng đối với các khoản giải ngân mới kể từ khi quyết định này có hiệu lực thi hành.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả nước hiện có khoảng 22,5 triệu học sinh, sinh viên, trong đó gần 7,8 triệu học sinh tiểu học; 5 triệu học sinh trung học cơ sở; 2,4 triệu học sinh trung học phổ thông; 315.000 học sinh trung học chuyên nghiệp; 2,2 triệu sinh viên đại học, cao đẳng...

Trung bình hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với khoảng 2,2 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cần vay vốn cho con em học tập.

Đọc tiếp »

“Mỹ chia sẻ với Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng”

Hôm nay, 31/5, giờ Washington (ngày 1/6, giờ Hà Nội), nhân dịp chuyến thăm chính thức Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra tuyên bố chung về tăng cường đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Mỹ.

Tổng thống Trump mong chờ chuyến thăm Việt Nam

Tuyên bố chung khẳng định, với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương có lợi ích và cam kết rộng khắp châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ chia sẻ với Việt Nam nhiều lợi ích quan trọng.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh có nhiều cơ hội đang mở ra trong quan hệ Việt Nam - Mỹ, trong đó quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại đang ngày càng được tăng cường; hợp tác ngày càng tăng lên trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, quốc phòng - an ninh, giáo dục, giao lưu nhân dân, nhân đạo và giải quyết hậu quả chiến tranh, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí sẽ thúc đẩy các cơ hội nói trên thông qua việc tăng cường quan hệ đối tác toàn diện dựa trên việc tôn trọng Hiến chương Liên hiệp quốc và luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và hệ thống chính trị của nhau.

Hai bên đồng ý tiếp tục tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao, bao gồm qua cả đối thoại thường kỳ giữa Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Ngoại trưởng Mỹ để thảo luận các biện pháp tăng cường quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy các cơ chế đối thoại hiện có, trong đó có quan hệ kênh Đảng. Tổng thống Trump bày tỏ ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC 2017 và cho biết ông mong chờ chuyến thăm Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC vào tháng 11.

Hai nhà lãnh đạo cam kết tích cực tăng cường quan hệ kinh tế cùng có lợi và ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy thịnh vượng cho cả hai nước. Hai nhà lãnh đạo khẳng định tiếp tục ủng hộ hợp tác phát triển giữa hai nước.

Việt - Mỹ thúc đẩy thương mại song phương

Trong tuyên bố chung, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách đổi mới kinh tế và hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài, bao gồm các công ty Mỹ kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam; thực thi và bảo vệ sở hữu trí tuệ; hoàn thiện luật lao động phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thúc đẩy thương mại song phương và tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên, đặc biệt thông qua việc triển khai có hiệu quả hiệp định khung về thương mại và đầu tư để xử lý các vấn đề trong quan hệ Việt Nam - Mỹ trên tinh thần xây dựng.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc xử lý một số vấn đề thương mại ưu tiên, bao gồm dịch vụ chuyển vùng điện thoại và thuốc thú y, và cam kết sẽ tiếp tục phối hợp trên tinh thần xây dựng nhằm giải quyết các vấn đề ưu tiên khác của mỗi bên, như sở hữu trí tuệ, dịch vụ tài chính và quảng cáo, sản phẩm an ninh thông tin, nội tạng trắng, bột bã ngô, cá da trơn, tôm, xoài và các vấn đề khác.

Phía Mỹ ghi nhận quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường và hai bên nhất trí tiếp tục tham vấn một cách hợp tác và toàn diện thông qua việc đẩy mạnh nhóm làm việc song phương. Hai bên hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá hơn 8 tỉ USD.

Khả năng tàu sân bay Mỹ thăm cảng Việt Nam

Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tăng cường quan hệ quốc phòng song phương trên cơ sở bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương năm 2011 và tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng năm 2015.

Hai nhà lãnh đạo trao đổi về quyết định vừa qua của Chính phủ Mỹ chuyển giao tàu tuần tra lớp Hamilton cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tỏ quan tâm tới việc tiếp nhận thêm trang thiết bị quốc phòng từ Mỹ, bao gồm các tàu tuần tra cho lực lượng cảnh sát biển.

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận các biện pháp mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên như hợp tác nhân đạo, giải quyết hậu quả chiến tranh và an ninh biển. Hai nhà lãnh đạo trao đổi về khả năng tàu sân bay Mỹ thăm cảng Việt Nam và các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa các lực lượng hải quân hai nước.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh việc ký bản ghi nhớ về việc thành lập nhóm làm việc về sáng kiến hợp tác lưu trữ vật tư y tế và hợp tác nhân đạo và nhất trí sẽ khẩn trương triển khai thỏa thuận này.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác về an ninh và tình báo. Việt Nam và Mỹ cam kết hợp tác về chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm mạng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và mong muốn Mỹ hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, trong đó có việc cung cấp trang thiết bị và hỗ trợ sự tham gia của cán bộ Việt Nam vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc.

Mỹ hoan nghênh sinh viên Việt Nam tới Mỹ

Trong tuyên bố chung, hai nhà lãnh đạo nhất trí mở rộng hợp tác trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, vũ trụ, đổi mới sáng tạo. Hai nhà lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ đối với hiệp định khung về hợp tác sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, cũng như các cuộc trao đổi song phương và các diễn đàn về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hai nhà lãnh đạo hoan nghênh sự phát triển của mối quan hệ giữa nhân dân hai nước, đặc biệt thông qua các chương trình trao đổi học thuật và chuyên môn. Hai bên ghi nhận sự đóng góp quan trọng đối với quan hệ hai nước của cộng đồng người Việt Nam tại Mỹ và gần 4.000 cựu sinh viên trong các chương trình trao đổi giáo dục.

Hai bên cũng cho rằng, với hơn 21.000 sinh viên Việt Nam đang học tập trong các chương trình đại học tại Mỹ, mối quan hệ học thuật giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ và sẽ được tăng cường thông qua việc Việt Nam hỗ trợ khai trương trường Đại học Fulbright tại Tp.HCM.

Phía Mỹ hoan nghênh ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam tới học tập tại Mỹ và duy trì cam kết cấp visa nhanh chóng, bao gồm visa cho sinh viên trên cơ sở luật pháp Mỹ. Hai bên cũng hoan nghênh việc thành lập Chương trình Hòa bình để thúc đẩy việc học tập tiếng Anh tại Việt Nam.

Sẽ đưa về người Việt Nam được lệnh rời khỏi Mỹ

Hai bên cam kết hợp tác giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại, trong đó có rà phá bom mìn, tẩy độc dioxin; ghi nhận những tiến triển trong hợp tác tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng, cũng như sẽ thảo luận về các bước phối hợp tiếp theo về tẩy độc tại sân bay Biên Hòa.

Tổng thống Trump đánh giá cao sự hợp tác liên tục của Việt Nam trong các hoạt động nhân đạo nhằm tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh, và cam kết sẽ hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực tìm kiếm tin tức của bộ đội Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ làm việc tích cực với phía Mỹ để sớm đưa trở lại những người Việt Nam đã nhận được lệnh phải rời khỏi Mỹ lần cuối lấy cơ sở là hiệp định Việt Nam - Mỹ về nhận trở lại công dân năm 2008. Hai nhà lãnh đạo cam kết sẽ thành lập nhóm làm việc để trao đổi về vấn đề này.

Hai bên nhất trí tích cực cùng nhau làm việc để hoàn tất thỏa thuận về việc chọn vị trí đất phù hợp và thỏa thuận thuê đất đối với trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội. Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam mua trụ sở mới cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ.

Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh kết quả của các cuộc đối thoại thẳng thắn, xây dựng về quyền con người, đặc biệt là vòng 21 đối thoại nhân quyền Việt Nam - Mỹ diễn ra vào tháng 5 năm 2017, nhằm thu hẹp khác biệt và tiếp tục xây dựng lòng tin. Lãnh đạo hai nước nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người và sự liên hệ giữa quyền con người với an ninh và phát triển bền vững của mỗi quốc gia.

Hai nước khuyến khích tăng cường hợp tác để bảo đảm tất cả mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo và khuynh hướng giới tính, cũng như người khuyết tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người. Mỹ hoan nghênh nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo vệ và thúc đẩy quyền cho mọi người dân.

Tàu và máy bay Mỹ vẫn hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật quốc tế cho phép

Về các vấn đề khu vực, hai nhà lãnh đạo bày tỏ quan ngại đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, vi phạm các nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hai bên tái khẳng định sự ủng hộ đối với việc phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, và thúc giục tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Tổng thống Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, biển Đông là tuyến đường hàng hải có tầm quan trọng chiến lược đối với cộng đồng quốc tế. Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không và các hình thức sử dụng biển hợp pháp khác; bày tỏ lo ngại về tác động bất ổn mà những hạn chế bất hợp pháp đối với tự do trên biển gây ra đối với hòa bình và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hai bên cũng khẳng định hoàn toàn ủng hộ giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có việc tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ pháp lý quốc tế trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh các bên cần kiềm chế, không có các hành động có thể gây gia tăng căng thẳng, như việc quân sự hóa các cấu trúc có tranh chấp. Tổng thống Trump nhấn mạnh Mỹ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay di chuyển và hoạt động tại bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.

Hai bên khẳng định tiếp tục thực hiện các nguyên tắc chung mà lãnh đạo ASEAN và Mỹ đã nhất trí trong tuyên bố Sunnylands 2016, và thúc đẩy các hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN và 40 năm quan hệ ASEAN - Mỹ. Mỹ cam kết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Mỹ, ủng hộ các nỗ lực chung xây dựng cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình.

Mỹ hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu

Tuyên bố chung khẳng định, hai nước cam kết tiếp tục hợp tác nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, trong đó có bảo vệ môi trường, y tế toàn cầu, an ninh y tế toàn cầu, chống buôn bán người và động vật hoang dã. Mỹ ủng hộ Việt Nam xây dựng một phòng thí nghiệm quốc gia để tăng cường năng lực phát hiện nguy cơ các bệnh mới nổi trong khu vực.

Hai nước khẳng định ủng hộ mạnh mẽ Chương trình An ninh y tế Toàn cầu (GHSA) nhằm ngăn ngừa, phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm. Hai nước cũng khẳng định quan hệ đối tác lâu dài trong khuôn khổ kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống về phòng, chống HIV/AIDS.

Với tư cách là đối tác phát triển của Ủy hội Mê Kông, và là thành viên sáng lập của Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Kông, Mỹ tái khẳng định ủng hộ hợp tác giữa các thành viên Ủy hội, cũng như giữa các thành viên Ủy hội với các cơ chế khu vực khác trong việc sử dụng, quản lý và phát triển hiệu quả, bền vững các nguồn nước xuyên biên giới.

Mỹ khẳng định hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các biện pháp giảm nhẹ và thích ứng cụ thể.

Đọc tiếp »

Hướng nào cho hai dự án tổng vốn 300 ngàn tỷ?

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

“Không biết lúc nào Quốc hội có thể bàn Luật Về hội?”

Thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật năm 2018, chiều 31/5 tại Quốc hội, đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Cạn) băn khoăn khi dự án Luật Về hội đã được Quốc hội quyết định đưa vào chương trình năm 2016 - 2017, nhưng vẫn chưa được xem xét để đưa vào chương trình năm 2018.

Bà Phương nhận xét, sau phiên thảo luận tổ, Chính phủ đã có báo cáo về việc lùi thời gian trình rút các dự án luật, trong đó có Luật Về hội ra khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017. Nhưng báo cáo cũng chỉ nêu lý do cần có thời gian nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện và trình Quốc hội vào thời điểm thích hợp, chưa có dự kiến về thời gian trình.

Theo đại biểu Phương thì: "Dự án Luật về hội Quốc hội đã hai lần thảo luận nhưng lần này cũng chưa thấy đâu. Vậy không biết lúc nào thì Quốc hội có thể bàn Luật Về hội? Nhiều nơi muốn thành lập hội nhưng không được vì chưa có luật".

Đề nghị của đại biểu Phương là cần đưa dự án Luật Về hội vào chương trình năm 2018.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) đặt câu hỏi, hiện nay chương trình lập pháp đang được xây dựng trên cơ sở kiến nghị của các bộ, ngành. Vấn đề đặt ra là các kiến nghị này đã thực sự xuất phát từ thực tiễn cuộc sống hay chưa, hay chỉ là từ mong muốn của bộ, ngành được có thêm quyền năng và thêm công cụ quản lý?

Xây dựng luật, pháp lệnh chưa thực sự xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cấp bách của cuộc sống cũng là nhận xét của một số vị đại biểu khác.

Đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) phản ánh qua thảo luận ở tổ đại biểu băn khoăn khi nhìn vào danh sách dự án luật được đưa vào chương trình không biết có nội hàm là những vấn đề gì, đấy có phải là những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra cấp thiết hơn so với các vấn đề khác hay không.

"Trong khi nhu cầu xây dựng luật rất nhiều nhưng phải cân nhắc luật nào trước, luật nào sau, luật nào ưu tiên và nội hàm đó khi thành các quy phạm thì tác động vào đời sống có mang lại lợi ích hay cũng chỉ về mặt hình thức pháp lý. Đây là vấn đề đầu tiên chúng tôi hết sức quan tâm", ông Hiểu nói.

Theo ông Hiểu, khi các đại biểu góp ý vào chương trình xây dựng luật thì cần thông tin về đề cương, nội dung định hướng và phạm vi thay bằng việc chỉ thuần túy là tên luật.

"Chúng tôi còn sợ không cẩn thận chúng ta sẽ xây dựng những đạo luật như một công trình khoa học rất hàn lâm xa với đời sống", đại biểu Hiểu lo ngại.

Bên cạnh nhận xét chung, nhiều ý kiến đề xuất đẩy nhanh tiến độ môt số dự án luật cụ thể.

Đại biểu Phạm Ngọc Huyền (Ninh Thuận) cho rằng dự án Luật An ninh mạng dự kiến được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (cuối năm 2017) và thông qua tại kỳ họp thứ 6, là quá lâu, trong khi tình hình an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay đang diễn biến rất phức tạp và là vấn đề cấp bách cần được ưu tiên trong xây dựng và ban hành các văn bản có liên quan.

"Các thế lực thù địch, phản động đang triệt để sử dụng không gian mạng để xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, chống Đảng và Nhà nước, tuyên truyền, phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, kích động biểu tình, vu khống, tạo dư luận xấu, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân", đại biểu nhấn mạnh.

Đọc tiếp »

Kết quả Kiểm toán Nhà nước: Ai không đồng tình, thoải mái kiện!

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Vietjet ký hợp đồng 4,7 tỷ USD trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng

Ngày 31/5, tại Washington D.C, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air, mã chứng khoán VJC) và công ty CFM International đã ký hợp đồng cung cấp 215 động cơ máy bay dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur L. Ross, Jr.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet hy vọng việc ký kết hợp đồng trên sẽ thúc đẩy phát triển giao thương Việt - Mỹ, tạo việc làm nhiều hơn nữa cho người dân hai nước. Hợp đồng có trị giá 3,58 tỷ USD và được thực hiện trong vòng 12 năm, gồm 215 động cơ và nhiều kỹ thuật, bảo dưỡng toàn diện.

“Dòng động cơ chúng tôi lựa chọn giúp tiết kiệm tới 15% lượng nhiên liệu tiêu hao, kèm theo các dịch vụ toàn diện về bảo dưỡng, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo. Với sự hợp tác này, đội máy bay Vietjet sẽ có những bước đột phá về công nghệ thế hệ mới, giúp nâng chất lượng chuyến bay và tăng độ tin cậy khai thác, đồng thời giảm các chi phí vận hành”, bà Thảo nói.

Cũng trong dịp này, Vietjet và công ty GECAS thuộc tập đoàn GE đã ký bản ghi nhớ hợp đồng cung cấp tài chính Thuê mua tàu bay trị giá 1 tỷ USD cho 10 máy bay mà Vietjet đặt hàng từ các nhà sản xuất.

Bên cạnh đó, Vietjet cũng đã ký kết với tập đoàn Honeywell Aviation hợp đồng cung cấp và bảo dưỡng kỹ thuật động cơ phụ (APU) cho 98 tàu bay trị giá 180 triệu USD. Thoả thuận này sẽ giúp đội bay của Vietjet được bảo dưỡng theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới.

Như vậy, tổng giá trị các hợp đồng, thoả thuận Vietjet ký kết trong chuyến đi lên tới 4,7 tỷ USD.

Vietjet thành lập vào năm 2007 và chính thức khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào tháng 12 năm 2011. Trong 5 năm hoạt động, Vietjet đã vận chuyển trên 35 triệu lượt hành khách.

Hiện tại, Vietjet khai thác 45 tàu bay A320 và A321, thực hiện trên 300 chuyến bay mỗi ngày với 63 đường bay phủ khắp các điểm đến tại Việt Nam và các đường bay quốc tế đến Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Campuchia…

Với mục đích mở rộng thị trường vận chuyển, Vietjet đang dự tính thực hiện kế hoạch là hãng bay đầu tiên của Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán nước ngoài. Sàn chứng khoán London (Anh) đang được Vietjet cân nhắc.

Đọc tiếp »

Lọc dầu Dung Quất được định giá kỷ lục Việt Nam

Ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là 72.879.914.663.162 đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng.

Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để BSR thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.

Ngày 6/11/2015, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ra quyết định về việc cổ phần hóa BSR. Việc triển khai cổ phần hóa BSR là thực hiện chủ trương của Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định 189/2013/NĐ-CP.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện sản xuất các sản phẩm chính là xăng Ron 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực Jet A1, dầu hỏa, dầu diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh. Kể từ khi đi vào hoạt động đến tháng 5/2017, BSR đã sản xuất được 47 triệu tấn sản phẩm, tổng doanh thu 40 tỷ USD.

Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý 4 năm nay và sẽ chào bán khoảng 5 – 6% cổ phần, còn lại chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược để tiếp tục đầu tư phát triển phân khúc hóa dầu và chế biến sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong tương lai.

Năm 2016, BSR có lợi nhuận sau thuế 5.000 tỷ đồng, trước đó năm 2015 cũng đạt 6.000 tỷ đồng.

Đọc tiếp »

Đại biểu Quốc hội muốn chất vấn Thủ tướng về 12 đại án

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »

Làm rõ nguồn 23 ngàn tỷ cho mặt bằng sân bay Long Thành

© Bản quyền thuộc về VnEconomy, báo điện tử thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

Giấy phép Báo điện tử số 123/GP-BTTTT, cấp ngày 7/4/2014

Mọi tin bài đăng lại từ website này phải có sự chấp thuận bằng văn bản của VnEconomy.

Các trang ngoài sẽ được mở ra ở cửa sổ mới. VnEconomy không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Tổng biên tập: Giáo sư Đào Nguyên Cát

Trụ sở Tòa soạn: 96 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 3755 2060 - 3755 2059 / Fax: (84-4) 3755 2046

Đọc tiếp »